Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Gia Phúc - Huyện Gia Lộc

23/4/2023  |  English  |  中文

Tổng quan về xã Gia Phúc, huyện Gia Lộc

​​Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1250/NQ-UBTVQH15[về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024). Theo đó, thành lập xã Gia Phúc thuộc huyện Gia Lộc trên cơ sở toàn bộ 3,51 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 6.128 người của xã Gia Tân và toàn bộ 4,63 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 6.688 người của xã Gia Khánh.Xã Gia Phúc có 8,13 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 12.816 người.

Xã Gia Phúc giáp xã Gia Tiến, xã Hoàng Diệu, thị trấn Gia Lộc và thành phố Hải Dương; Thời gian xã Gia Phúc đi vào hoạt đồng bắt đầu từ ngày 01/12/2024.


​​​ 
Hình ảnh tổng thể xã Gia Phúc
Tổng quan xã Gia Phúc trước lúc sáp nhập:
Gia Khánh là mảnh đất nổi tiếng trong vùng về đất học và quan trường, là mảnh đất có nhiều danh nhân như: Nguyễn Công Nguyên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Khắc Hài, Nguyễn Trọng Hổ, Nguyễn Địch Giáo, Nguyễn Quý Tân, Phạm Văn Đức (Tiền Đức)…. ngoài ra còn có rất nhiều khoá sinh làm tổng sư­, hư­ơng sư­ và đi dạy học ở các nơi. Xã có 4 làng: Làng Cao Dương, Gia Bùi, Cao Lý, Bình Đê
 Xã Gia Khánh nằm ở phía Đông huyện Gia Lộc, phía Bắc giáp xã Gia Xuyên và Tân Tiến, phía Nam giáp xã Hoàng Diệu, phía Đông giáp xã Gia Lư­ơng, phía Tây giáp thị trấn Gia Lộc. Xã có diện tích tự nhiên 462,59 ha; dân số 6.868  ng­ười với 2.228 hộ . Xã có 4 thôn: Bình Đê, Cao Lý, Gia Bùi, Cao Dương.
         Tr­ước Cách mạng Tháng Tám 1945 xã Gia Khánh là 2 xã: Thượng Cốc và Cao Dương thuộc tổng Hội Xuyên huyện Gia Lộc. Xã Thượng Cốc gồm 3 thôn: Cốc Cả, Cốc Chiền và Cốc Bùi (nay là thôn Bình Đê, Cao Lý, Gia Bùi); xã Cao Dư­ơng (nhất xã nhất thôn) có 1 thôn tên gọi là làng Hói (nay là thôn Cao Dư­ơng).Sau Cánh mạng Tháng Tám thành công, tháng 4/1946 xã Cao D­ương hợp nhất với xã Đồng Bào gọi là xã Tân Dân. Tháng 8/1948, 3 xã Thượng Cốc, Tân Dân, Dương Tân (Gia Lư­ơng) hợp nhất thành 1 xã lấy tên là Quốc Tuấn. Tháng 10/1956 xã Quốc Tuấn được tách làm 2 xã: Gia Khánh, Gia Lương cho đến ngày nay.
        Gia Khánh là mảnh đất nổi tiếng trong vùng về đất học và quan trường, là mảnh đất có nhiều danh nhân như: Nguyễn Công Nguyên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Khắc Hài, Nguyễn Trọng Hổ, Nguyễn Địch Giáo, Nguyễn Quý Tân, Phạm Văn Đức (Tiền Đức)…. ngoài ra còn có rất nhiều khoá sinh làm tổng sư­, hư­ơng sư­ và đi dạy học ở các nơi. Trong nhiều dòng họ tiêu biểu có dòng họ gia đình cụ Nguyễn Năng Việt (Khoá Việt) thân phụ của đồng chí Lê Thanh Nghị (Nguyễn Khắc Xứng). Thời phong kiến, dòng họ có 3 người đỗ tiến sĩ là Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Trọng Hổ, Nguyễn Địch Giáo (con của Nguyễn Duy Minh). Ông nội cụ khoá Việt là Nguyễn Năng Khiêm (Nguyễn Danh Khiêm) học giỏi, làm Thị giảng học sĩ dưới thời Tự Đức. Vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, ươn hèn, cụ đã dâng sớ từ quan về làng dạy học. Nguyễn Năng Khiêm có người học trò là Tiền Đức, con cả là Nguyễn Năng Tấu dựng cờ theo Tán Thuật đánh Pháp. Người con thứ hai của cụ Nguyễn Năng Khiêm là Nguyễn Năng Đối thân sinh ra cụ khoá Việt. Tuy thi không đỗ đại khoa nhưng là người hay chữ nổi tiếng trong vùng, thuộc lớp nhà nho nghèo, lại có quan hệ với Đông Kinh Nghĩa Thục nên sớm có tinh thần yêu nước và truyền bá tư tưởng đó cho dòng họ cũng như nhân dân trong vùng. Ra đời và lớn lên trong phong trào cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam nên các con của cụ khoá Việt sớm trưởng thành. Năm 1930 các con của cụ khoá Việt là Nguyễn Năng Khoái (Lê Thành Lập), Nguyễn Khắc Xứng (Lê Thanh Nghị), Nguyễn Năng Hách đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam và đều bị giặc Pháp bắt, tù đầy. Sau khi ra tù các đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng. Người con trai út là Nguyễn Thiện Hước (Lê Thành Ân) cùng với các anh phấn đấu và đều trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, các cháu của cụ đều đi theo cách mạng và được học hành đến nơi, đến chốn, đều có bằng đại học và trên đại học. Đây là một gia đình tiêu biểu không chỉ của xã Gia Khánh mà của cả huyện Gia Lộc.
      Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị.
       Truyền thống vẫn được tiếp nối, trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, xã có những ng­ười con quê hương đã sớm giác ngộ cách mạng trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước như­: Nguyễn Hới, Lê Thanh Nghị…và có nhiều giáo sư­, tiến sỹ, thạc sỹ thời nay.
    Năm 1929, đồng chí Nguyễn Hới - Uỷ viên kỳ bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Bắc Kỳ đã về quê tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng và phát triển cơ sở Hội. Tháng 11/1929 chi Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập do đồng chí Lê Thành Lập (Nguyễn Khoái) phụ trách.

       Đảng bộ xã ra đời ngày 25/2/1946 từ chi bộ đầu tiên gồm 3 đồng chí đảng viên, đến ngày 09/1/2024 Đảng bộ xã đã có 314 đồng chí đảng viên sinh hoạt tại 9 chi bộ, trong đó có 6 đồng chí được tặng huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 4 đồng chí được tặng huy hiệu 70 năm tuổi đảng, 14 đồng chí được tặng huy hiệu 65 tuổi đảng, 21 đồng chí được tặng huy hiệu 60 năm tuổi đảng, 51đồng chí được tặng huy hiệu 55 tuổi đảng, 48 đồng chí được tặng huy hiệu 50 năm tuổi đảng, 26 đồng chí được tặng huy hiệu 45 năm tuổi đảng, 110 đồng chí được tặng huy hiệu 40 năm tuổi đảng, 78 đồng chí được tặng huy hiệu 30 năm tuổi đảng.  Là một địa phương có nhiều người con ưu tú trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Có những đồng chí đảng viên trở thành bí thư­ huyện uỷ, tỉnh uỷ viên, chánh văn phòng TAND tối cao, phó bí thư­ tỉnh uỷ, đại sứ của nư­ớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.... Trong suốt chặng đường 77 năm qua, đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu giải phóng quê hư­ơng, góp phần giành độc lập dân tộc và xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.
          Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã Gia Khánh có 15 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH; có 183 liệt sỹ, 104 đồng chí thương bệnh binh, 77 gia đình có công, 477 người thuộc đối tượng hoạt động kháng chiến trong cả 2 thời kỳ kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. Do có thành tích xuất sắc xã đã được Đảng, Nhà nư­ớc tặng thưởng 1 huân chư­ơng kháng chiến (1973), 1 huân chương lao động (1961) và nhiều phần thưởng khác. Các làng trong xã đều đã đư­ợc công nhận danh hiệu Làng văn hoá, có 2 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia đó là miếu Chợ Cốc và đình Cao Dương, 02 di tích cấp tỉnh là Lăng mộ Nguyễn Đức và nhà Tưởng niệm Lê Thanh Nghị. Xã có 1 trạm y tế, 3 trường học (Mầm non, Tiểu học, THCS), có 4 nhà văn hoá thôn, trong đó có 03 nhà văn hóa được xây dựng khang trang và 01 nhà văn hóa gắn với đình làng. Nghĩa trang liệt sỹ của xã có đài Tổ quốc ghi công, 2 nhà bia và 183 phần mộ các liệt sỹ. Gia Khánh là địa phương đã đ­ược nhiều lần đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước về thăm.

       ​Xã có cảnh quan đẹp, với cây đa, giếng nước, sân đình có từ lâu đời trải qua nhiều ​biến đổi nhưng ngày nay vẫn còn lưu giữ được, mang đậm nét của một làng quê Việt Nam. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân từ xư­a đến nay có mức sống cao, có nếp sống văn hoá thanh lịch.

Miếu làng Thượng Cốc di tích cấp Quốc Gia 
1. Làng Bình Đê
       Làng  Bình Đê cổ đã có từ lâu đời. Làng có cảnh quan đẹp , cùng với cây đa - giếng nước - sân đình. Con người nơi đây gắn liền với những lịch sử truyền thống, nét đẹp của một làng quê Việt Nam có truyền thống yêu nước và cách mạng, kinh tế phát triển, xã hội văn minh.
 
Hình ảnh đình Làng Bình Đê
       Có từ lâu đời, làng có tên chữ là Bình Đê, tên nôm xư­a gọi là làng Cốc Cả thuộc xã Thượng Cốc, tổng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc. Cách mạng tháng Tám thành công, làng vẫn thuộc xã Thượng Cốc, đến tháng 8/1948 làng thuộc xã Quốc Tuấn, từ tháng 10/1956 đến nay làng thuộc xã Gia Khánh. Làng cùng với 2 làng Cao Lý và Gia Bùi thờ chung thành hoàng làng là danh tướng Nguyễn Công Nguyên tại miếu Chợ Cốc (Miếu Ba Chạ).
       Nguyễn Công Nguyên sinh ngày 11 tháng Giêng năm Quý Hợi (1803). Vào thời nhà Lý, năm 1104 Nguyễn Công Nguyên tham gia cầm quân đánh giặc, ngài đã ghi đ­ược nhiều chiến công, sau khi đất nước thanh bình ngài về sống tại quê nhà. Ngày 29 tháng 10 âm lịch năm Ất Dậu ngài hoá tại mảnh đất nơi đặt ngôi miếu thờ sau này. Hàng năm làng tổ chức lễ hội vào ngày sinh của ngài trong 3 ngày, ngày chính vào 12 tháng Giêng (âm lịch). Lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ các làng rư­ớc kiệu, đồ tế từ đình của làng về miếu dâng hư­ơng, sau lễ tế các làng rước kiệu trở lại đình. Phần hội có các hoạt động văn hoá chung của các làng: đọc và bình thơ, hát chèo, cờ người, đập liêu, kéo co, bắt vịt trên cạn….Miếu Chợ Cốc đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá năm 1991.
     Làng  có một ngôi Đình làng được xây dựng vào thế kỷ thứ 13 - đời Vua Trần Nhân Tông. Trải qua biến cố của thời gian, đến năm 1947 ngôi Đình bị giặc Pháp đốt cháy. Năm 1999, Đình được làm mới trên diện tích 348m gồm 5 gian bái đường và 1 hậu cung. Mái lợp ngói mũi, trên đạo – góc đắp hình Long – Ly – Quy - Phụng.Bình Đê là nơi có truyền thống hiếu học, có nhiều người đỗ đạt cao và thành danh như­ tiến sỹ: Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Khắc Hài, Nguyễn Trọng Hổ, Nguyễn Địch Giáo, Nguyễn Quý Tân. Trong phong trào Cần Vương chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX làng có Phạm Văn Đức (tức Tiền Đức) là thủ lĩnh của nghĩa quân ở địa phương và trở thành vị tư­ớng nông dân ở vùng đồng bằng duyên hải Bắc bộ. Làng là quê hương của đồng chí Nguyễn Hới, đồng chí Lê Thanh Nghị - những cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước ta. Làng vẫn còn giữ được nhà thờ cổ của họ Nguyễn thờ 4 tiến sỹ (Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Khắc Hài, Nguyễn Trọng Hổ, Nguyễn Địch Giáo) thuộc dòng họ, trong đó có cả 2 cha con Nguyễn Duy Minh và Nguyễn Địch Giáo đều đỗ đại khoa.​

Giếng Ông

Giếng Bà
     Làng còn 2 giếng cổ tên gọi giếng Ông, giếng Bà, đáy giếng được xếp một lớp tiểu sành mới để lọc n­ước, thành giếng và cầu giếng được xây bằng gạch, nước giếng trong như nư­ớc mưa. Tương truyền nước giếng Ông, giếng Bà ăn vào sẽ làm đẹp người ra vì thế dân ở các làng bên thường sang xin nước về ăn. Trong sự nghiệp cách mạng làng có 7 bà mẹ VNAH là Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Thị Túc, Nguyễn Thị Viết, Phạm Thị Nuôi, Bùi Thị Khuyến, Đặng Thị Doan, Phan Thị Nê,, Đặng Thị Tẹo. Làng được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa" năm 1996.

Nhà thờ và lăng mộ họ Nguyễn Đức
  
 Làng có di tích lịch sử cấp tỉnh nhà thờ và lăng mộ họ Nguyễn Đức được công nhận di tích lịch sử theo Quyết định số 3415/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 nâm 2011 của UBND tỉnh Hải Dương.  Nhà thờ họ Nguyễn Đức thờ 4 Tiến sỹ ( Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Khắc Hài, Nguyễn Định Giáo, Nguyễn Trọng Hổ); có hai cha con Nguyễn Duy Minh và Nguyễn Địch Giáo đều thi đỗ Đại Khoa.
2. Làng Cao Lý
    Thôn Cao Lý đã có từ lâu đời. Thôn xưa có cảnh quan đẹp, với cây đa, giếng nước, sân đình. Trải qua nhiều biến cố nhưng ngày nay thôn vẫn giữ được những nét đẹp của một làng quê Việt Nam có truyền thống yêu nước và cách mạng. Kinh tế - xã hội của làng phát triển, đời sống của nhân dân từ xưa đến nay luôn có mức sống cao, có nếp sống văn hoá, văn minh thanh lịch. Thôn có nhiều nhân tài, nhiều di tích lịch sử, đặc biệt là ngôi Miếu Cốc được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia; làng có luỹ tre xanh bao quang quanh những con được lát gạch nghiêng chạy dọc quanh thôn.​

                                                                              Hình ảnh Làng Cao Lý.
    Xư­a có tên gọi là làng Cốc Chiền thuộc xã Thượng Cốc, tổng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc. Cách mạng tháng Tám thành công, làng vẫn thuộc xã Thượng Cốc, đến tháng 8/1948 làng thuộc xã Quốc Tuấn, từ tháng 10/1956 đến nay làng thuộc xã Gia Khánh.Cùng với 2 làng Bình Đê và Gia Bùi thờ chung thành hoàng làng là danh tướng Nguyễn Công Nguyên. Làng có lễ hội truyền thống chung của 3 làng. Công trình nhà tư­ởng niệm đồng chí Lê Thanh Nghị được xây dựng trên mảnh đất trung tâm của làng từ năm 2004 và đã trở thành nơi tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương, đã đư­ợc đón tiếp nhiều đoàn khách của Trung ương, của Tỉnh, tỉnh bạn, của các địa phư­ơng khác tới dâng hư­ơng, thăm viếng.
       Đình Cao Lý toạ lạc trên diện tích khuôn viên 413m2, với diện tích xây dựng 125 m2 có từ thời nhà Trần, đư­ợc trùng tu lại năm 2001- 2002.
     Làng có chợ Cốc là nơi giao l­ưu buôn bán các mặt hàng nông sản và sinh hoạt của nhân dân trong xã và những địa phương lân cận. Trong sự nghiệp cách mạng làng có 04 bà mẹ VNAH là Phạm Thị Nhụy, Nguyễn Thị Gái, Phạm Thị Tý, Nguyễn Thị Túc . Làng được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa" năm 1996.
3. Làng Gia Bùi
        Cùng với sự hình thành và phát triển của quê hương, thôn Gia Bùi xưa có tên nôm là làng Hạ, sau đỏi thành Cốc Bùi. Thôn có cảnh quan đẹp với cây đa, giếng nước, sân đình, đất đai trù phú. Trải qua bao biến cố của lịch sử, nhưng ngày nay làng vẫn giữ được những nét đẹp tinh tuý của làng quê Việt Nam. Nhân dân có truyền thống cách mạng và bản sắc văn hoá, văn minh, thanh lịch, đời sống vật chất tinh thần luôn được nâng cao.
​​
Hình ảnh đình Làng Gia Bùi. 
   Xư­a có tên gọi là làng Cốc Bùi thuộc xã Thượng Cốc, tổng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc. Cách mạng tháng Tám thành công, làng vẫn thuộc xã Thượng Cốc, đến tháng 8/1948 làng thuộc xã Quốc Tuấn, từ tháng 10/1956 đến nay làng thuộc xã Gia Khánh. 

    Thôn Gia Bùi - một trong ba thôn của quần thể làng Thượng Cốc, nằm ở phía bắc, thuộc xã Gia Khánh, phía đông giáp thôn Bình Đê, phía nam giáp thôn Cao Lý, phía bắc giáp xã Gia Tân. Thôn có tổng diện tích đất ở và canh tác là 34,3ha, dân cư chủ yếu là dân tộc kinh, thành phần tôn giáo đi lương, gồm 232 hộ gia đình với 679 nhân khẩu, có 8 dòng họ, trong đó có hai dòng họ lớn là dòng họ Đặng và họ Phạm.

    Tháng 12 năm 1959, trước yêu cầu phát triển của xã hội, Chi bộ thôn Gia Bùi được thành lập cùng với sự ra đời của các đoàn thể trong thôn như hiện nay.


Đình làng Gia Bùi

    Con đường trục chính vào thôn bắt đầu từ cổng đình theo trung tâm thôn, chạy thẳng xuống thôn Cao Dương, bên trái đường – nơi gò đất cao nhất toạ lạc ngôi đình cổ có khuôn viên 725m, diện tích xây dựng là 100m2 gồm 5 gian gỗ lim còn khá nguyên vẹn, đình đã được trùng tu năm 1998. Mái Đình đều có đao, góc đắp hình long, ly, quy, phượng. Đây là nơi tôn nghiêm thờ cúng Thành Hoàng làng Nam thiên danh tướng Nguyễn Công Nguyên. Hàng năm vào ngày 12 tháng giêng làng mở lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh. Cùng với 2 làng Bình Đê và Cao Lý thờ chung thành hoàng làng là danh t­ướng Nguyễn Công Nguyên. Làng có lễ hội truyền thống chung của 3 làng.​

    Phía tây bắc trên khu đất cao, tách biệt hẳn với thôn và ngôi chùa Tam Bảo, tương truyền Thân phụ Ðức Thánh là người Cốc Bùi, Thân mẫu là người Cốc Triền đã đến đây cầu tự và hạ sinh được Đức Thánh Nguyễn Công Nguyên. Ngày nay chùa được trùng tu, tôn tạo uy nghi, bề thế nhưng vẫn giữ nguyên được hình mẫu mà lịch sử để lại, đây cũng là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong làng.Làng có ngôi miếu Giếng thờ Cậu có công nuôi dưỡng danh tướng Nguyễn Công Nguyên, gồm 3 gian miếu ngoài và hậu cung được trùng tu năm 1996​

Từ khi có Đảng lãnh đạo, thôn đã hoàn toàn thay đổi, nhân dân hăng hái tham gia và đóng góp sức người sức của cho công cuộc giải phóng quê hương đất nước. Thôn có 02 mẹ Việt Nam Anh hùng là Mẹ Phạm Thị Rạnh và ​Đặng Thị Tý được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng; 13 liệt sỹ, 12 thương bệnh binh, 3 người nhiễm chất độc hoá học, nhiều gia đình và cá nhân được nhà nước trao tặng Bảng vàng danh dự, huân huy chương các loại, nhiều người hiện là sỹ quan trung, cao cấp trong các lực lượng vũ trang.
X­ưa kia, cả 3 làng có rất nhiều cổng làng, cổng xóm và nhiều cây đa cổ thụ chính vì vậy người xưa đã có câu rằng:

“Làng Cốc tốt đất trồng đa
Nhiều cô gái đẹp lắm nhà tư­ờng xây".
​4. Làng Cao Dương

 Hình ảnh Làng Cao Dương.

 Làng Cao Dương là làng có từ lâu đời, x­ưa kia có tên gọi là làng Ói hay còn gọi là làng Hói thuộc xã Cao Dương, tổng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc. Cách mạng tháng Tám thành công, làng vẫn thuộc xã Cao Dương, đến tháng 8/1948 làng thuộc xã Quốc Tuấn, từ tháng 10/1956 đến nay làng thuộc xã Gia Khánh. Làng có 5 xóm: Mỹ Long (nay là xóm Đình), Phúc Thọ (nay là xóm Cầu), Trung Tín (nay là xóm Chùa), Đông Am (nay là xóm Am), Cầu Binh (nay là xóm Chợ). Làng có 6 dòng họ, gồm 22 chi tộc.
                                                                                      Đình làng Cao Dương
   Đình làng  Cao Dương thờ Thành hoàng hiệu là Phả Lại Đại Vương, ngài là thiên thần, không có sự tích hay truyền khẩu gì. Đình toạ lạc trên khuôn viên rộng 2.248 m2, diện tích xây dựng 125m2. Đình đư­ợc xây dựng vào năm Lê Cảnh Hưng, đến năm Duy Tân Nhâm Tý thì tu bổ lại, đây là công trình kiến trúc cổ còn khá nguyên vẹn với các bức hoa văn trạm trổ trên gỗ. Đình gồm 5 gian ngoài và hậu cung. Lễ hội hàng năm được tổ chức vào ngày 12 tháng Một âm lịch, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có dâng hương, tế. Phần hội có các hoạt động văn hoá như­: vật, cờ người, múa lân, hát
. Đình được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử năm 2001. Làng còn có chùa Linh ứng tự đến nay vẫn còn tồn tại và được xây dựng mới vào năm 2022.​ Dân làng Cao D­ương có truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động và hiếu học. Thời xư­a làng có một số người học hành đỗ đạt cao, có nhiều người tham gia nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy năm 1891.
Thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm l­ược, làng có hàng trăm người hăng hái lên đường bảo vệ tổ quốc, 36 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh và được suy tôn là liệt sĩ, 32 người là thương binh, mẹ Nguyễn Thị Nhỡ, Đỗ Thị Lự được phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.
           Hoà bình lập lại, ngư­ời dân lại thi đua học tập, lao động sản xuất để cống hiến tài năng cho đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho quê hư­ơng. Làng đã đ­ược công nhận danh hiệu “Làng văn hoá" năm 1997. 
          Trong nhiều năm qua tình hình an ninh, trật tự xã hội cơ bản ổn định, kinh tế phát triển, nhân dân trong xã luôn đoàn kết tích cực xây dựng quê hương Gia Khánh ngày càng giàu đẹp. Những năm qua Đảng bộ , chính quyền và các tầng lớp nhân dân không ngừng nỗ lực, phấn đấu ươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Cuối năm 2018 xã Gia Khánh được chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt nông thôn mới. Năm 2022 xã Gia Khánh được chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt nông thôn mới nâng cao.
Tổng quan xã Gia Tân trước lúc sáp nhập:

Xã Gia Tân nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Lộc, cách trung tâm huyện khoảng 1km, phía Đông giáp xã Tân Tiến, phía Tây giáp Thị trấn Gia Lộc, phía Nam giáp xã Gia Khánh, phía Bắc giáp xã Gia Xuyên.

Gia Tân trong suốt chiều dài lịch sử, với nhiều lần chia tách, sáp nhập với các tên gọi khác nhau. Theo các tư liệu để lại, mảnh đất Gia Tân ngày nay có từ hàng nghìn năm. Khoảng cuối thời Hồng Bàng đã có làng Tràng Vi (nay là thôn Phúc Tân), vào thời Hai Bà Trưng (năm 40) đã có làng Cổ Lồi (nay là thôn Lãng Xuyên), khoảng đầu thế kỷ XIX có làng Trường Tân (nay là thôn An Tân).

Dưới xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mỗi thôn là một xã. Từ năm 1945 trở về trước xã Lãng Xuyên và An Tân thuộc Tổng1 Hội Xuyên, xã Phúc Mại thuộc Tổng Thạch Khôi.

Từ tháng 12 năm 1945, 3 xã Lãng Xuyên, An Tân, Phúc Mại hợp nhất lại thành một xã gọi là xã Chí Thiện.

Từ tháng 3 năm 1948, xã Chí Thiện gồm: thôn Lãng Xuyên, An Tân, Phúc Mại sáp nhập với ba thôn Tranh Đấu, Tằng Hạ, Đồng Bào thành xã Kiên Trung.

Tháng 6 năm 1956, xã Kiên Trung tách ra làm hai. Xã Gia Xuyên gồm 3 thôn Tranh Đấu, Tằng Hạ, Đồng Bào; xã Gia Tân gồm 3 thôn An Tân, Lãng Xuyên, Phúc Tân cho đến ngày nay. Cùng với sự thay đổi tên gọi là  quá trình thay đổi địa giới hành chính (thôn Phúc Mại được gọi là thôn Phúc Tân từ thời điểm tháng 6 năm 1956).

* PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Gia Tân là một xã có hệ thống giao thông khá thuận lợi. Trên địa bàn xã có sông Cầu Binh bắt nguồn từ sông Thái Bình (đoạn cảng cống Câu) về cầu Binh xã Gia Khánh, qua thôn An Tân, Lãng Xuyên, một ngả chảy  xuống ngã ba Đồng Tràng xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ. Xưa kia, trên sông, thuyền bè xuôi ngược chuyên chở hàng hoá. Ngày nay, sông này chỉ dùng để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng của Gia Tân và các xã xung quanh.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xã chỉ có đường giao thông liên huyện và xã nhỏ hẹp, gồ ghề, lầy lội. Ngày nay, phía Tây Bắc của xã có đường Quốc lộ 37 trải nhựa qua Thành phố Hải Dương, huyện lỵ Gia Lộc, xuống thị trấn Ninh Giang. Phía Nam của xã có đường tỉnh lộ 395, nối từ đường 191, qua địa bàn xã 1,5 km về huyện Bình Giang, có nhiều đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm được mở rộng bằng bê tông rất thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân và giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá với các xã, huyện, tỉnh bạn.

Ngành nghề chính của nhân dân địa phương là sản xuất nông nghiệp với một số cây trồng chính như lúa, ngô, khoai lang và một số cây rau màu khác. Chăn nuôi trâu, bò, lợn và một số gia cầm phát triển. Một số người  làm thêm các nghề: thợ nề, thêu, may mặc, buôn bán... Ngày nay, kinh tế phát triển mạnh, đã xuất hiện nhiều nghề mới như: cơ khí, nuôi trồng thuỷ sản, cây cảnh, dịch vụ thương mại...

* VĂN HÓA

Ở Gia Tân hiện nay chủ yếu là dân tộc Kinh. Tín ngưỡng dân gian được hình thành và phát triển rất sớm. Tại 3 thôn trong xã có 3 ngôi đình gồm: Đình An Tân, đình Lãng Xuyên và đình Phúc Tân là nơi thờ Thành hoàng làng- người có công với dân, với nước, có công khai khẩn tạo dựng nên làng xã, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, nơi hội họp việc làng của dân cư trong xã.

Đình An Tân là một công trình kiến trúc cổ được Bộ văn hoá - thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá năm 1992. Đình An Tân là nơi tôn thờ 4 danh tướng thời Lý- Trần là Đoàn Thượng, Đoàn Nhữ Hài, Lê Thạch và Hà Anh là những người đã có công lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Trong đó, có 1 người con của quê hương Trường Tân (nay là xã Gia Tân) là Đoàn Nhữ Hài. Đình An Tân là nơi ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử của địa phương: Tháng 5 năm 1962 và tháng 5 năm 1963, đình An Tân là nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần VII và VIII. Đình An Tân còn là nơi đón các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về thăm địa phương; là địa điểm chào mừng đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Xô- Việt do Anh hùng vũ trụ Gherman Titov dẫn đầu; là địa điểm được chọn làm hội trường của phân hiệu I trường Nguyễn Ái Quốc sơ tán.

Đình Lãng Xuyên được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 2006. Đình Lãng Xuyên được khởi dựng vào thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), trùng tu vào năm Khải Định nhị niên (1917). Di tích là công trình khá đồng bộ từ toà Đại bái đến toà Hậu cung. Tại di tích còn lưu giữ nhiều mạng chạm khắc đạt trình độ nghệ thuật cao. Đình Lãng Xuyên là nơi thờ Thành hoàng làng hiệu Tự Thiên tiên Ngọc Tướng Quỳnh Nương công chúa (Thiên thần), là người có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc ngoại xâm. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình là trụ sở Uỷ ban lầm thời của xã Chí Thiện (nay là xã Gia Tân). Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, đình Lãng Xuyên là nơi đóng quân của Vệ quốc đoàn Chiến khu III, đại đội Ký con của vùng tả ngạn sông Hồng đồng thời là cơ sở hoạt động cách mạng của địa phương.

Đình Phúc Mại được công nhân là Di tích văn hóa cấp tỉnh năm 2005. Đình Phúc Mại là nơi thờ 3 vị Đức thánh Mẫu Thủy Trang hoàng hậu, Đức thánh cả Mộc thần Cây Lẻ Anh Uy Hiến ứng hùng Nghi đông Nhạc Đại Vương, Thủy thần Tràng út Anh Nghi Thiên Cảm Đại Vương là những người có công giúp vua Hùng Duệ Vương đánh giặc Thục. Trong kháng chiến, đình là cơ sở hoạt động cách mạng, là địa điểm được trưng dụng làm lớp học của trường cấp 1 và cấp 2 trong xã đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của địa phương

Xã vẫn còn lưu giữ được môn nghệ thuật truyền thống hát chèo cho đến ngày nay, là quê hương của tác giả Bùi Văn Phương với nhiều tác phẩm kịch bản sân khấu giành đ- ược giải cao trong các kỳ hội diễn của tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Gia Tân là địa phương có tiếng là hiếu học, văn võ song toàn. Theo các văn bia để lại, dưới các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, địa phương có tới 305 gia đình nuôi thầy đồ trong nhà dạy chữ. Có 4 người đỗ đại khoa như: Tiến sĩ Ngô Khắc Tuấn, hoàng giáp Nguyễn Trọng Tốn, Tiến sĩ Nguyễn Y và tiến sĩ Nguyễn Quán Giai.

Tiến sĩ Ngô Khắc Tuấn là người xã An Tân, huyện Trường Tân, nay thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Lộc. Thi hội đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481) đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Hiến sát sứ.

Hoàng giáp Nguyễn Trọng Tốn (Theo Liệt huyệt đăng khoa lục ghi là Phạm Trọng Tốn) là người xã Trường Tân, huyện Gia Phúc, nay thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Lộc. Thi hội đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) đời Lê Cung Hoàng. Làm quan đến chức Đô cấp sự trung bộ Hộ.

Tiến sĩ Nguyễn Y (1673- ?) là người xã Lãng Xuyên, huyện Gia Phúc, nay là thôn Lãng Xuyên xã Gia Tân, huyện Gia Lộc. 28 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Canh Thìn, niên hiệu Chính Hoà 21 (1700). Làm quan tới chức Thừa chỉ, tước bá, về trí sĩ.

Tiến sĩ Nguyễn Quán Giai là người xã An Tân, huyện Gia Phúc, nay là thôn An Tân, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc. 34 tuổi thi hội đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) đời Lê Dụ Tông. Làm quan đến Tả Dụ Đức. Được về trí sĩ. Sau khi mất được truy phong chức Tả Thị Lang, tước bá. Theo bia “Vĩnh thịnh bát niên Nhâm Thìn khoa tiến sĩ đề danh ký" ghi tên ông cùng các tiến sĩ đỗ đồng khoa, dựng tại Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

Mảnh đất này còn là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn võ song toàn, làm rạng rỡ quê hương, đất nước như Đoàn Nhữ Hài, Ngô Khắc Tuấn, Phạm Quán Giai, Nguyễn Đức Y và các danh tướng có công với nước được tôn vinh như: Lê Thạch, Hà Anh.

* TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

Trong sự nghiệp cách mạng to lớn của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Gia Tân đã có những đóng góp xứng đáng công sức và xương máu của mình. Trong công cuộc đổi mới ngày nay, Đảng bộ và nhân dân Gia Tân tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên và thế mạnh về con người tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực vượt qua mọi khó khăn thách thức tiến lên giành những thắng lợi mới. Xã đạt chuẩn quốc gia Nông thôn mới năm 2016.

Những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Gia Tân đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương, Huy chương trên nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu: Năm 1975 nhân dân và cán bộ xã Gia Tân được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, năm 1976 được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, năm 1980 được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, năm 1990 được tặng th- ưởng Huân chương chiến công hạng Nhì. Gia Tân còn vinh dự được đón đồng chí Trường Chinh- Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội về thăm tháng 12 năm 1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thăm năm 1980, các đoàn khách nước ngoài và nhiều lãnh đạo chủ chốt của  tỉnh, huyện về thăm và làm việc.​